Phước Hưng Đường
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Phước Hưng Đường

Diễn đàn câu lạc bộ Lân Sư Rồng Phước Hưng Đường
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Hồng Môn YếnXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Fri Jul 13, 2012 8:06 pm
Hồng Môn Yến Bgavatar_01Hồng Môn Yến Bgavatar_02_newsHồng Môn Yến Bgavatar_03
Hồng Môn Yến Bgavatar_04_newHồng Môn Yến Bgavatar_06_newsHồng Môn Yến Bgavatar_06
Hồng Môn Yến Bgavatar_07Hồng Môn Yến Bgavatar_08_newsHồng Môn Yến Bgavatar_09
[PHĐ] - Admin
Tước hiệu
Tổng số bài gửi : 69
Thanks : 1
Join date : 11/07/2012
Hồng Môn Yến Vide

Bài gửiTiêu đề: Hồng Môn Yến
https://phuochungduong.forumvi.com

Tiêu đề: Hồng Môn Yến



{
Tổng giám đốc hãng phim Enlight Pictures Vương Trưởng Điền đã gọi “Hồng Môn yến” là bộ phim bom tấn về đề tài lịch sử hay nhất trong những năm gần đây. Cho dù lời lẽ hơi có chút khoa trương, nhưng nhìn lại sự thất bại của “Dương môn nữ tướng”, “Xích Bích”, “Quan Vân Trường”, “Chiến quốc”, “Triệu thị cô nhi”, các đạo diễn như Ngô Vũ Sâm, Mạch Triệu Huy cùng Trang Văn Cường, Kim Thâm, Trần Khải Ca, Trần Huân Kỳ… thái độ rõ ràng không được thành khẩn được như Lí Nhân Cảng. Chí ít đề tài quá đỗi quen thuộc Hán Sở tranh hùng này vẫn có cốt truyện gay gấn hồi hộp, gắn kết mắt xích, kế trong kế, bối cảnh rộng lớn hào hùng, khí độ bất phàm, tranh đấu liên tiếp, cho dù có chút khiếm khuyết, nhưng cũng xứng đáng là một bộ phim hay.

[You must be registered and logged in to see this image.]

Đương nhiên cũng cần thừa nhận vì mất đi phong cách lãng mạn trong “A Long”, “Mãnh Long ” nên "Hồng Môn yến” của Lí Nhân Cảng đoạn kết có phần dài dòng, không được hay như kì vọng. Nhưng đề tài cũ Hán Sở tranh hùng bề ngoài là chuyện hai đại anh hùng Lưu Bang và Hạng Vũ tranh đoạt thiên hạ, thực chất chính là ván cờ trí tuệ giữa Trương Lương và Phạm Tăng, dùng con mắt người ngoài dõi theo trận thư hùng Hán Sở, dùng cảm giác hoàn toàn mới xem phân định thắng bại trong“Hồng Môn yến”.

Vốn có kinh nghiệm khi đóng “Lệnh tập kết”, “Phong thanh”, Trương Hàm Dư tiếp tục phát huy phong độ ổn định. Đối thủ của anh Huỳnh Thu Sinh, cũng là ảnh đế trong nghiệp diễn, thể diện xuất sắc nhà quân sự lừng danh một thời Phạm Tăng. Còn Phàn Khoái do Trần Tiểu Xuân đảm nhiệm, có nét sảng khoái và thô tục như trong “Cổ hoặc tử”, lúc ông tự sát cảnh tượng vô cùng bi tráng. Còn Lê Minh và Phùng Thiệu Phong thì sao? Vốn không được mọi người đánh giá cao, nhưng một người là ngụy quân tử đa nghi, người kia là bá vương lạnh lùng tàn khốc, đều mang hình tượng lẫn tạo hình xuất chúng, không tầm thường chút nào. Lưu DIệc Phi thì đúng như lời cô từng nói: “một bình hoa biết cười”.

[You must be registered and logged in to see this image.]

Bộ phim xuất phát hồi ức của Trương Lương khi đã già, ông nhớ lại mình thích sát Tần Vương thất bại ra sao, nhớ lại Lưu Bang và Hạng Vũ quen biết, tương giao, rồi trở mặt thế nào, nhớ lại tình cảnh diễn ra trong “Hồng Môn yến”, nhớ lại những huynh đệ đã từng vào sinh ra tử sau cùng “thỏ cáo hết, chó săn bị thịt”. Không thể phủ nhận, “Hồng Môn yến” rất đặc sắc, mỗi tình tiết đều được chăm chút kĩ lưỡng, hàm ý bên trong rất đáng thưởng thức. Xuyên suốt phim là cuộc đấu trí giữa Trương Lương và Phạm Tăng, hai kì tài quân sự ai vì chủ nấy, ai cũng có sắp đặt của riêng mình, đưa ra diệu kế khiến đối thủ chẳng thể để phòng. Tình tiết nổi bật nhất thuộc về “Hồng Môn yến”, thích khách mà Trương Lương phái đi bị bắt, trói trước bàn tiệc, sinh tử ngàn cân treo sợi tóc, Trương Lương thì bị ép đấu cờ mù cùng Phạm Tăng trước mặt mọi người, chỉ được thắng, không được phép bại.

[You must be registered and logged in to see this image.]

Ván cờ này là mấu chốt của cuộc chiến, sử dụng hình thức dàn dựng như trong “Kì vương”, “Hắc bạch sâm lâm”, hồi hộp căng thẳng đến toát mồ hôi. Bên này là Trần Tiểu Xuân dùng cách liều mạng chặt 1 ngón tay, giúp Trương Lương giành được tiên cơ trong ván cờ, nhưng vẫn khó ngăn được cục diện thảm bại. Bên kia là Hàn Tín do An Chí Kiệt đóng đi tìm Sở Hoài Vương cầu mong tương trợ, thời khắc nguy hiểm nhất cứu được đám người Lưu Bang. Trong phim các trận đánh lớn nhỏ nhiều vô số, đáng tiếc cuộc đấu tả thực mà Lương Tiểu Hùng mong muốn lại không có chút chiêu số biến hóa nào, chỉ gây mệt mỏi về thị giác. Nhưng trên chiến trường thời xưa u ám tăm tối, sử dụng của các loại đao kiếm giáo mác, ngựa chiến, trận thế đông đảo, khí thế như vậy đã đủ hào hùng rồi.


“Hồng Môn yến” tiếp tục phát huy phong cách mỹ học của “Cẩm y vệ” và “Kiến long tà giáp”, từng thứ binh khí, từng bộ giáp trụ, từng con ấn đều được làm rất công phu, rất tỉ mỉ, rất độc đáo. Nhưng phục trang, bối cảnh, đạo cụ vẫn mang dấu ấn phim võ sĩ đạo Nhật Bản. Còn về những cảnh quay tình cảm, lúc Bá Vương và Ngu Cơ tương ngộ, những tên lính khác ép nữ diễn viên chính cởi đồ, câu nói “Ta thích nàng” của Hạng Vũ nghe mà rung động. Trường đoạn kinh điển “Bá vương biệt cơ” thì bị rút ngắn tới mức không thể nào ngắn hơn, xem Lưu Diệc Phi và Phùng Thiệu Phong cùng tự sát, chẳng có chút cảm xúc nào. Dã tâm của phim còn lớn, dốc lòng đan xen cả đoạn sau khi Lưu Bang đăng cơ, dẫn đến đoạn kết dài dòng. Không những cải biên lịch sử, Lí Nhân Cảng thích lại thích một mình một kiểu, chuyên làm những bộ phim lịch sử theo phong cách võ hiệp, xem ra sẽ bị không ít khán giả chỉ trích.

[You must be registered and logged in to see this image.]

Dù sao đi nữa về cơ bản bộ phim vẫn bám theo kết cấu lịch sử, dàn diễn viên nặng kí đều diễn rất nhập vai, kể câu chuyện Hán Sở tranh hùng có bắt đầu có kết thúc, chúng ta nên mở rộng lòng thưởng thức tác phẩm. đừng nên quá bới lông tìm vết. Trong “Hồng Môn yến”, đạo diễn Lí Nhân Cảng vẫn cố chấp đưa quan điểm lịch sử “thị phi thành bại ngoảnh đầu lại chỉ là hư vô” vào phim như với “Kiến long tà giáp”. Hạng Vũ đã từng quá ngông cuồng, lạm sát vô tôi, nhẹ dạ cả tin Hàn Tín, có lỗi với Phạm Tăng. Lưu Bang khi làm hoàng đế, có thật sự xứng đáng với các huynh đệ hay không? Nét bút điểm nhãn của phim chính là chiếc hộp gấm sau khi Phạm Tăng thất thế lưu lại, Lưu Bang thuận theo mưu kế, giết Trương Lương, Hàn Tín, tự mình sau cùng không thoát khỏi vận mệnh chết vì tuổi già. “Nào là thị phi, nào là thành bại, nào là tranh bá, ngoảnh đầu lại chỉ là hư vô”.

[You must be registered and logged in to see this image.]

[You must be registered and logged in to see this link.]
}

Chữ ký của Admin



Hồng Môn Yến

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn.
* Tránh spam nhảm không liên quan đến chủ đề.

Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.


Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Phước Hưng Đường :: Góc Thư Giản :: Thư Giản Phim Ảnh-